Tin nhanh
  • Đầu tư bất động sản năm 2021: dòng tiền đổ vào phân khúc nào để an toàn?
  • Phân khúc bất động sản này đứng ngoài “vóng xoáy” biến động?
  • Bất động sản nhà phố vẫn là kênh tích lũy tài sản phù hợp
  • Bất động sản hưởng lợi từ cực tăng trưởng kinh tế
  • Bất động sản không chỉ là căn hộ, đất nền
  • Đầu tư bất động sản thời “tiền khó”
  • Có 2-4 tỉ đồng trong tay mua được nhà phố ở khu vực nào của Tp.HCM?
  • Nhà phố còn là kênh giữ tiền cho nhà đầu tư giữa lạm phát?
  • Ấn tượng với ý tưởng bố trí khu vườn chống nóng ngày hè cho nhà phố
  • Nhà phố và shophouse nghỉ dưỡng được đánh thức sau giấc ngủ dài
Dinh nhà họ Vương giữa thung lũng Sà Phìn

Dinh nhà họ Vương giữa thung lũng Sà Phìn

Dinh thự nhà họ Vương có sự giao thoa phong cách kiến trúc từ 3 nền văn hóa: Trung Quốc, người H’Mông và Pháp. Toàn bộ khu dinh thự do một người thợ gốc Nam Định thiết kế, đồng bào người H’Mông xây dựng thủ công.

Dinh nhà họ Vương giữa thung lũng Sà Phìn

Ngắm trọn cảnh đẹp Đà Nẵng tại đường hoa độc đáo dịp Tết Kỷ Hợi

Ngắm trọn cảnh đẹp Đà Nẵng tại đường hoa độc đáo dịp Tết Kỷ HợiDinh nhà họ Vương giữa thung lũng Sà Phìn

Cảnh đẹp Việt Nam bất ngờ xuất hiện tại quảng trường nổi tiếng của Mỹ

Cảnh đẹp Việt Nam bất ngờ xuất hiện tại quảng trường nổi tiếng của Mỹ

Nằm giữa thung lũng Sà Phìn (huyện Đồng Văn, Hà Giang) là dinh thự nhà họ Vương rộng gần 3.000 mét vuông được xây hoàn toàn bằng đá xanh. Đây là ngôi nhà do cụ Vương Chính Đức xây dựng mà người H’Mông xưa kia gọi cụ là Vua Mèo. Ngôi nhà này được xây trong 9 năm mới hoàn thành (1919 - 1928) với kinh phí khoảng 150.000 đồng bạc trắng, theo như các cụ kể lại thì thời giá lúc đó 1 đồng bặc trắng mua được 50kg ngô và đủ nuôi sống 1 gia đình người H’Mông trong 1 tháng.

Toàn bộ dinh thự được tọa lạc trên địa thế đất nổi lên hình mai rùa tương truyền là nơi thần Kim Quy dựng nghiệp. Hai ngọn núi trước mặt ngôi nhà hình 2 mâm xôi được ngụ ý là 2 mâm xôi nuôi sống con cháu muôn đời, phía sau là bức tường thành đá hình vòng cung ôm lấy dinh thự.

Thầy phong thủy cho rằng, đây là nơi “tụ khí tàng long”, làm dinh thự trên địa thế này không những “vượng” giàu sang phú quý mà còn hết sức an toàn. Dinh thự nhà họ Vương có sự giao thoa của phong cách kiến trúc từ 3 nền văn hóa: Trung Quốc, người H’Mông và Pháp. Toàn bộ khu dinh thự do một người thợ quê gốc Nam Định thiết kế và hoàn toàn do đồng bào người H’Mông làm thủ công.

Dinh nhà họ Vương giữa thung lũng Sà Phìn

Dinh nhà họ Vương có 4 nhà ngang, 6 nhà dọc, được chia thành tiền dinh, trung dinh và hậu dinh với 64 buồng được xây 2 tầng. Tất cả các phòng có tường xây bằng đá xanh và trình tường bằng đất nện dày 1m, phía trong ốp ván, cột kèo và sàn nhà đều bằng gỗ. Hai góc trong cùng ngôi nhà là hai lô cốt bằng đá cao 3 tầng, tầng 1 thông với ngôi nhà, mái vách bằng gỗ thông và ngói làm từ đất nung. Khu tiền dinh là nơi ở của lính canh, lính hộ vệ và người hầu. Trung dinh và hậu dinh là nơi ở, làm việc của thành viên trong gia tộc họ Vương. Trên các tháp canh có súng và các lỗ châu mai để đối phó với kẻ thù.

Qua 15 bậc đá dẫn đến cổng chính duy nhất vào ngôi nhà, 2 cánh cổng bằng gỗ lim dày vài tấc được mở ra khiến cho bất cứ ai bước qua cánh cổng này đều có cảm giác sửng sốt. Một tấm hoành phi sơn son thếp vàng treo trước cửa nhà với dòng chữ là tâm niệm của cụ Vương Chính Đức "Biên chính khả phong" có nghĩa là "Chính quyền biên cương này mạnh".

Toàn bộ tòa nhà bằng đá được xây theo kiến trúc nhà Thanh với độ cao dần từ ngoài vào trong có diện tích khoảng 1.450 mét vuông với nguyên liệu đá xanh, gỗ sa mu, mái nhà được lợp bằng ngói đất nung. Hàng hiên trước nhà được lợp bằng ngói ống với đầu hiên được trang trí tỉ mỉ các họa tiết và hoa văn hình chữ Thọ. Theo như kể lại thì trong ngôi nhà luôn luôn túc trực khảng 60 người bảo vệ, số lượng người trong gia đình sinh sống là hơn 100 người gồm 3 bà vợ cụ Vương cùng các con cháu. Toàn bộ dinh thự được bao quanh bởi hàng rào đá xanh cao 3m và dày 1m.

Phía trước cổng ngôi nhà là chợ Sà Phìn cũng là do cụ Vương Chính Đức lập nên, đây là nơi họp chợ của đồng bào H’Mông ở khắp các vùng và chợ còn tồn tại cho đến tận ngày nay. Chợ này chỉ họp từ sáng đến trưa với đủ các loại sản vật của rừng như măng khô, rau rừng và nhiều loại củ quả, mọi thứ ở đây khá rẻ nên bạn có thể mua về làm quà cho người thân.

Cuối giờ chiều, bạn có thể đi tiếp đến thị trấn Đồng Văn cách đó khoảng 20km và nghỉ đêm tại đó. Bạn nhớ tính ngày đến Đồng Văn vào chiều thứ bảy để sáng hôm sau Chủ nhật đi thăm chợ, đây là phiên chợ khá nổi tiếng chỉ họp một buổi vào sáng chủ nhật hàng tuần. Tại chợ Đồng Văn, bạn có thể thưởng thức món thắng cố ngựa uống với rượu ngô, ngoài ra có thể mua thịt trâu, thịt bò khô về làm quà. Bạn còn có thể thưởng thức món gà đen, đây là loại gà của người H’Mông nuôi trên núi cao, cả thịt, da và xương của chúng đều màu đen.

Dinh nhà họ Vương giữa thung lũng Sà PhìnDinh nhà họ Vương giữa thung lũng Sà PhìnDinh nhà họ Vương giữa thung lũng Sà PhìnDinh nhà họ Vương giữa thung lũng Sà PhìnDinh nhà họ Vương giữa thung lũng Sà PhìnDinh nhà họ Vương giữa thung lũng Sà PhìnDinh nhà họ Vương giữa thung lũng Sà PhìnDinh nhà họ Vương giữa thung lũng Sà PhìnDinh nhà họ Vương giữa thung lũng Sà PhìnDinh nhà họ Vương giữa thung lũng Sà PhìnDinh nhà họ Vương giữa thung lũng Sà PhìnDinh nhà họ Vương giữa thung lũng Sà PhìnDinh nhà họ Vương giữa thung lũng Sà PhìnDinh nhà họ Vương giữa thung lũng Sà PhìnDinh nhà họ Vương giữa thung lũng Sà PhìnDinh nhà họ Vương giữa thung lũng Sà Phìn

Nguồn: Reatimes

Có thể bạn quan tâm